Là một game thủ E-Sports trong một thời gian dài, anh Vũ Thành Công hiểu từng điều kiện mà một game thủ chuyên nghiệp đòi hỏi phải có. Tại LAN shop của anh, một hàng có tiêu chuẩn 5 máy, mỗi máy có một không gian vừa vặn và thoải mái.
Khi nói điểm đến yêu thích của E-Sport tại Hà Nội, Cyzone dường như hơi vô danh. Và với những ai đã từng tới qua Cyzone, họ sẽ biết về một con người đầy đam mê, được biết tới là chủ của Cyzones, luôn giúp đỡ các game thủ một cách rất nhiệt tình. Thỉnh thoảng, anh còn tham gia vào các trận đấu Counter Strike với các khách hàng của mình. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi chia sẽ một chút thời gian với anh Vũ Thành Công, quân sư đứng đằng sau “Đế chế E-Sports” Việt Nam.
Cuộc phỏng vấn độc quyền của RGN
RGN: Xin chào anh Vũ Thành Công, anh có thể chia sẻ với chúng tôi vì sao an quyết định mở Cyzone không?
Anh Vũ Thành Công:
Đó là một câu chuyện dài. Tôi là một thành viên của cộng đồng Counter Strike từ ngay những buổi đầu. Cùng với “Uzi” Phương (một thành viên quan trọng đã có rất nhiều đóng góp cho cộng đồng Counter Strike Việt Nam), chúng tôi mở một tiệm game nhỏ tên là “Volcano”, với hi vọng nó sẽ phát triển trở thành một môi trường cho các game thủ có cùng đam mê. Nhưng sau đó Volcano gặp vấn đề về tài chính nên không tránh khỏi việc dừng hoạt động. Một địa điểm dành cho game thủ Counter Strike Hà Nội mất đi, vì thế Mr.Uzi và tôi phải tính đến một kế hoạch khác.
Vào một ngày nọ, tôi, “Uzi”, “Kit” (một người Trung Quốc cũng góp phần sự phát triển của cộng đồng Counter Strike Việt Nam, và “Khoai” Sơn (một game thủ kỳ cựu ở Hà Nội) đều có chung một viễn cảnh về một trung tâm E-Sports cho game thủ. Do trước đó, chưa có một công trình đặc biệt nào dành cho E-Sport, cho nên chúng tôi đã nghiên cứu nhiều thiết kế của nhiều trung tâm game ở nước ngoài. Cuối cùng, đầu năm 2009, Cyzone chính thức mở cửa.
Khi Cyzone mở cửa, đầu tiên là giúp cho E-Sport thật sự phát triển tại Hà Nội. Đó là mục đích chính của chúng tôi. Tuy nhiên, cũng phải tính đến mục đích kinh doanh. Nếu Cyzone cũng giống như Volcano, thực hiện không có lợi nhuận thì nó có thể sẽ rơi vào vấn đề tài chính như Volcano, đó là điều mà không ai muốn. Hơn nữa, nó có thể mở ra một thị trường, ví dụ, khi E-Sport phát triển, nhu cầu sử dụng các thiết bị game chuyên nghiệp sẽ tang lên, khi đó sẽ mở ra một thị trường sản xuất thiết bị chơi game.
RGN: Chúng tôi được biết rằng anh cũng có kinh doanh về dụng cụ chơi game ở Việt Nam. Anh có thể cho chúng tôi biết thêm về điều đó không?
Anh Vũ Thành Công:
Trở về thời điểm tôi còn là một game thủ trong cộng đồng E-Sport, tôi đã nhận ra tiềm năng của cộng đồng Counter Strike Việt Nam, thế là tôi bắt đầu mở rộng việc bán những thiết bị chơi game. Mặc dù lúc đó lợi nhuận chưa nhiều, nhưng ý định của tôi là cung cấp đến cho mọi người điều kiện tốt nhất để phát triển tiềm năng của họ.
RGN: Lo một lúc hai công việc kinh doanh chắc anh gặp rất nhiều khó khan?
Anh Vũ Thành Công:
Trong giai đoạn đầu, Cyzone hoạt động rất trơn tru; tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Điều đáng lo nhất là vật giá bắt đầu tăng lên, từ tiền cơ sở vật chất cho tới tiền lương nhân viên. Tệ hơn, hầu hết tiền vốn là đi vay, và tôi phải trả tiền lời. Nhìn thoáng qua, Cyzone dường như hoạt động hiệu quả, nhưng vài tháng gần đây, mọi thứ đã thay đổi. Cộng thêm vào đó, tiền nâng cấp máy không phải là nhỏ, lại đè nặng thêm vào vấn đề tài chính. Cyzone cũng từng lấy lợi nhuận từ việc tổ chức sự kiện; tuy nhiên từ khi Bộ Thông Tin can thiệp vào, thị trường game MMO Việt Nam đã có chiều hướng xấu đi. Nhà phát hành hầu như bị cấm tổ chức các sự kiện để quảng bá game của họ, vô hình chung cũng đã ảnh hưởng không tốt tới Cyzone. Cyzone được mở để dành riêng cho game thủ E-Sport, cho nên các game thủ bình thường thích chơi các game MMO trở nên ít xuất hiện ở Cyzone hơn, vì họ thấy mình quá khác biệt so với các game thủ E-Sport. Gần đây cũng có nhiều tiệm game khác mở ra nên cũng bắt đầu có sự cạnh tranh.
RGN: Đối mặt với quá nhiều rắc rối, động lực nào giúp anh vượt qua tất cả những điều đó?
Anh Vũ Thành Công:
Thực tế, bên cạnh những game thủ Counter Strike, còn có một số lượng game thủ DotA thường xuyên tới Cyzones để chơi, nên tôi cũng muốn phát triển thêm cộng đồng này. Tôi đã đưa ra giá là 3.500VND một giờ cho các đội Counter Strike và DotA khi họ muốn tập luyện tại Cyzone. Bản thạn tôi nghĩ đó là một cái giá hợp lý, thậm chí thấp hơn giá trung bình. Hy vọng rằng điều có sẽ hỗ trợ cho cuộc cách mạng DotA tại Cyzone.
Không chỉ như thế, tôi còn hỗ trợ cho các giải đấu DotA hàng tháng thuộc hệ thống Cyzone. Thay vì tập trung vào số lượng như trước đây, tôi tang giá trị giải thường và giới hạn lại số lượng đăng ký để tăng chất lượng của giải đấu. Dựa trên ý kiến của các bên tham gia, thời gian dành cho giải đấu được ấn định để tăng sự chú ý.
RGN: Anh có nhận định thế nào về E-Sport Việt Nam?
Anh Vũ Thành Công:
Các hoạt động của DotA Việt Nam không ổn định, lúc mạnh lúc yếu. Nhìn chung, hầu hết các sự kiện đều do các game thủ tự tổ chức, họ có lòng nhiệt tình và đam mê, nhưng thiếu tổ chức và tiềm lực tài chính. Có lẽ, với những việc xa xỉ như vậy, E-Sport không có lợi nhuận hoặc thất bại trong việc đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Đó chính là điều cản trở nhất cho sự phát triển của cộng đồng E-Sport Việt Nam.
Sự thiếu ổn định còn là nhân tố làm cho các nhà tài trợ chần chừ. Ví dụ, một đội DotA Việt Nam thi đấu tại một giải đấu với 5 thành viên, tuy nhiên khi tại giải đấu khác, họ lại thi đấu với một số thành viên khác, trong khi tài trợ đòi hỏi sự ổn định để nắm vững tình hình. Hều hết các đội DotA ở Việt Nam chưa nhận ra vấn đề này. Có một số nhà tài trợ tốt là Microsoft và Razer muốn tài trợ cho một số game, và khi họ đến gặp tôi để xin tư vấn, rất khó để tôi chọn một đội vì những vấn đề đã nói ở trên.
RGN: Đã từng là một game thủ E-Sport, anh có lời khuyên gì cho thế hệ sau này?
Anh Vũ Thành Công:
Với những game thủ muốn thi đấu chuyên nghiệp, việc duy nhất mà họ có thể làm bây giờ là tăng kỹ năng của mình lên. Bằng cách nào? Luyện tập với các đối thủ giỏi hơn. Vào thời điểm này, chúng ta có chưa có thực lực để cạnh tranh với các quốc gia có nền công nhiệp game mạnh như Trung Quốc hay Hàn Quốc; thế cho nên rất khó để các game thủ có lương để tập luyện, mà họ phải tự quản lý chính mình. Tập luyện tại các LAN shop được trang bị các thiết bị tốt sẽ giúp họ điều đó. Kết hợp giữa thi đấu online và offline là một cách khác để tăng kỹ năng.
Tại Cyzone, tôi thấy có vài trận đấu “độ” cho vui. Mặc dù chỉ “độ” những giải nhỏ, nó cũng giúp các game thủ tiếp tục gắn bó.
Để công bằng, theo ý kiến của tôi không đơn giản để một game thủ hoặc một đội game tự coi mình là “chuyên nghiệp”, vì “chuyên nghiệp” là sự hòa hợp giữa cách cư xử trong game và ngoài đời thật. Hiện tại, môi trường ở Việt Nam chưa tạo điều kiện thích hợp để phát triển lên tầm chuyên nghiệp. Để đạt tới trình độ đó, còn rất nhiều thứ phải làm như câu nói: “Thành Rome không thể xây trong một đêm”.
RGN: Anh có thể tiết lộ một số kế hoạch sắp tới của Cyzone không?
Anh Vũ Thành Công:
Hiện tại, tôi đang tài trợ cho 2 đội DotA là Cyzone.DotA và Cyzone.Like với cái giá đề nghị là 1000 VND một giờ. Nếu có thể, tôi sẽ đưa ra một số lời đề nghị tương tự với các đội khác, để giúp họ tiếp bước trên con đường game thủ E-Sport chuyên nghiệp.
Thêm vào đó, tôi cũng sẽ tìm tài trợ cho một số giải đấu, cũng như cho các đội khác ở Việt Nam. Mặc dù chưa nói được nhiều về tương lai, nhưng đó sẽ là mục tiêu dài hạn của tôi trong tương lai. Tôi hi vọng có thể rat ay giúp đỡ cho sự phát triển của nền E-Sport Việt Nam.
RGN: Xin cám ơn anh Vũ Thành Công, chúc anh luôn có được những điều tốt nhất trong việc kinh doanh của mình.
Nguồn: Rapture Gaming Network
0 Comment, Leave a Comment And Get RGN Social Points