Máy chủ lậu và game online Việt có chăng là cặp song sinh? Về ngày tháng năm sinh, những private đầu tiên xuất hiện gần như cùng lúc với MMO đầu tiên – MU Online. Câu chuyện bắt đầu từ việc MU bất ngờ bị lộ mã nguồn, với trình độ của game thủ lúc bấy giờ ít ai ngờ được họ lại có thể sử dụng nó, thế mà các máy chủ lậu xuất hiện như nấm sau mưa. Thậm chí tôi có thể nói là ở chính thời điểm đó, mấy cậu nhóc choai cùng lứa còn không thể phân biệt được đâu mới là MU Online “chính chủ”, mà có khi là khái niệm này còn chưa tồn tại.
Cũng từng có ý kiến nói rằng vụ việc đáng tiếc của MU Online hay chính xác hơn là của FPT lại góp công lớn giúp game online nhanh chóng lan rộng như vậy. Đúng hay sai? Điều đó không thể kiểm chứng và ở cái thời đó với cá nhân tôi thì việc lậu hay không, làng game... đều quá to tát để quan tâm, mà cũng mấy người đủ am hiểu về làm game để đưa ra những nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này. Chỉ nhớ vài chuyện giở khóc giở cười như việc có 1 server MU tạm ngừng hoạt động vì admin bận thi đại học. Quay lại vấn đề chính là lậu và không lậu! Private rõ ràng là bất hợp pháp, là không được công nhận và luôn có nhiều người muốn loại bỏ nó. Nhưng nó vẫn tồn tại dù lúc thịnh lúc suy.
Có quá hay không nếu nói private như một sinh vật ký sinh của làng game Việt?
Như đã nói ở trên, private xuất hiện ngót cũng hơn chục năm rồi. Nên tạm bỏ qua cái quá khứ xa lắc lơ đó, bỏ qua vấn đề công tội buổi sơ khai đó, xin nói tới thời điểm gần hơn một chút. Khi người chơi đã không còn là những “chú nai vàng” mà đã đủ am hiểu về game, về private và những lợi hại của nó. Lúc này, số lượng công ty phát hành game hoạt động không hề ít, sự chuyên nghiệp của họ đẩy private ra khỏi cuộc cạnh tranh. Dù vẫn còn và còn nhiều nhưng private chỉ là kẻ điểm khuyết thị trường, bám vào vài kẽ hở nhỏ để tồn tại.
Nhưng lậu thì vẫn là lậu mà đã lậu thì phải chống, phải xóa. Đi đầu hô hào trong việc này tất nhiên là các nhà phát hành. Nhưng rồi khi chúng không còn đe dọa đến họ nữa thì trách nhiệm này được đẩy qua tay cộng đồng. Nhưng cộng đồng thì thật khó quá vì bản chất thì game lậu cũng sống nhờ game thủ đấy thôi. Tiếp đến luật pháp cũng vào cuộc, như nghị định xử phạt người chơi game lậu từng được đem ra lấy ý kiến hồi năm 2011. Dẫu vậy, nhiều private vẫn tồn tại chỉ có điều mờ nhạt hơn.
Nhưng private đang trở lại? Không chỉ có vậy mà còn lợi hại hơn, tinh vi hơn và hiệu quả hơn. Với lợi thế sẵn có là giá rẻ nếu được cộng thêm cả chất lượng nữa thì sẽ đủ cả "ngon bổ rẻ". Khi chúng được vận hành không chỉ bởi vài cá nhân mà là một team đủ khả năng, được hậu thuẫn bởi một số diễn đàn game có vai vế, chơi game lậu nhưng vẫn còn yên tâm hơn khối game khác trên thị trường. Đơn cử như Dekaron, nó hay dở thế nào thì những người chơi thử sẽ biết, còn trong bài chỉ xin dừng ở cái tên mà thôi. Một điều chắc chắn là mọi việc sẽ không chỉ dừng lại ở một vài private kiểu như Dekaron ở trên. Ở đây, ít nhất người chơi vẫn xác định trước mình đang chơi game lậu và chấp nhận rủi ro của nó. Nhưng một khi hoạt động của chúng phát triển lên mức cao hơn và muốn trút bỏ cái mác private? Cá nhân tôi cho rằng nó là một mối nguy thực sự.
Mối nguy ngại đó đang đến?!
Nguồn: Rapture Gaming Network
- Diablo 3: Tiền thu hồi từ lỗi dupe vàng sẽ được sung vào từ thiện
- Webgame mới – Nhật Nguyệt Thần Kiếm ra mắt teaser
- Xuất hiện game mới: Siêu Hùng Đại Chiến
- World of Warships hé lộ những hình ảnh ingame đầu tiên
- Thần Ma Đại Lục trở lại với bản thử nghiệm rộng rãi
- Làng game Việt quý II - khởi đầu kém suôn sẻ
0 Comment, Leave a Comment And Get RGN Social Points