Đối với nhiều game thủ, tháng 3 bắt đầu với nhiều kỳ vọng. Họ chờ sự trở lại của Tam Quốc Chí 3D, ngày ra mắt Cửu Âm Chân Kinh hay ARPG DayBreak Online... Bên cạnh đó, tháng 3 này cũng là tháng không êm đềm với game online Việt với những sự kiện, biến cố, tranh cãi và cả sóng gió. Hãy cùng RGN điểm lại những sự kiện trong tháng 3 của làng game Việt.
Những thông tin lạc quan:
Cửu Âm Chân Kinh chính thức lộ diện với phiên bản thử nghiệm ngày 16/3. Như vậy, sau nhiều đòn gió và những thông tin gây nhiễu, tựa game được quảng bá là tuyệt phẩm kiếm hiệp này cuối cùng cũng đã đến tay game thủ. Mặc dù lần thử nghiệm này chỉ cho phép một lượng nhỏ người chơi tham gia nhưng như vậy cũng đủ để cộng đồng có được cái nhìn thực tế về game, qua đó có được đánh giá khách quan chứ không còn phụ thuộc vào tin bài PR với những thông tin ít ỏi.
Tam Quốc Chí 3D trở lại với phiên bản Close beta ngày 20/3 và bản chính thức ngày 28/3. Nhìn chung lần này Tam Quốc Chí 3D đã được chuẩn bị khá tốt, các máy chủ vận hành trơn tru cùng lượng người chơi ở mức trung bình. Nếu không phải là người đòi hỏi cao về yếu tố đồ họa thì đây sẽ là một tựa game tốt để gắn bó.
Và trong những ngày cuối cùng của tháng, MMO ARPG DayBreak Online mở cửa thử nghiệm. Được giới thiệu như là một sản phẩm nổi bật của thị trường game online Việt Nam với gameplay no-target đậm chất hành động và đồ họa đẹp mắt, DBO được chờ đợi sẽ phá tan sự nhàm chán của thể loại nhập vai kiếm hiệp đang ngập tràn hiện nay.
Bên cạnh những tranh cãi về vấn đề bản quyền:
Khẩu chiến giữa hai nhà phát hành hàng đầu – VTC và FPT về tên gọi Naruto Online. Webgame mới của nhà phát hành miền Nam có một màn ra mắt không mấy nhẹ nhàng bởi chỉ vài ngày sau đó VTC đã đăng thông báo cáo buộc tựa game này vi phạm bản quyền về tên gọi. Trong thông báo được đăng trên trang chủ của Pockie Ninja và Ninja 2, hình ảnh trang teaser của Naruto Online được chỉ đích danh là sản phẩm đang cố tình gây nhầm lẫn với sản phẩm của VTC. Tuy nhiên, thực sự mà nói thì nhà phát hành miền Bắc thiếu chứng cớ cũng như cơ sở thực tế và vụ việc này chỉ dừng lại ở những thông cáo báo chí mà thôi.
Gunny trên điện thoại – iGà và lời đáp trả mạnh mẽ của VNG. Đây thực sự là cao trào của những tranh cãi xung quanh vấn đề tên gọi và bản quyền của game online Việt Nam. Không còn dừng lại ở cáo buộc, khẩu chiến mà VNG đã có những hành động thực tế để bảo vệ quyền lợi của mình khi yêu cầu SohaGame gỡ bỏ tất cả những thông cáo báo chí của iGà có so sánh với Gunny. Và với lý lẽ không thể chối cãi, yêu cầu chính đang của VNG tất yếu được đáp ứng. Tưởng như đây đã là bài học xương máu cho những nhà phát hành muốn “cướp công” của người khác thì Vệ Thần xuất hiện và nạn nhân lần này là MU Online của FPT.
Và khi quyền lợi của người chơi bị xâm phạm:
Quyền lợi của người chơi game online là một khái niệm mập mờ, chưa được công nhận và bảo vệ ở Việt Nam. Còn các nhà phát hành thì thậm chí còn lợi dụng điều này để dồn ép người chơi. Từ trước tới nay, thiệt hại của game thủ nhỏ có, lớn có và mất trắng thì cũng là chuyện không hiếm. Vụ việc của VTC và phần thưởng sự kiện tết là một ví dụ điển hình. Trong đó, những thay đổi vô lý và trỳ hoãn trao thưởng của VTC đã gây thiệt hại nặng nề cho người chơi. Rất may, sau những phảm ứng mạnh mẽ của cộng đồng, nhà phát hành này đã phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người chơi.
Nguồn: RGN Facebook
VTC vừa rồi phải nói lâu quá rồi mới có 1 vụ to như vậy :-s