btn login btn register
   
Follow @RaptureGaming
0



 
Đội hình xuất trận cho dân chuyên nghiệp trong game Củ Hành

RGN on 2013-07-04
LIKE nếu bạn thích bài viết này

Ở loạt bài trước, chúng ta đã nghiên cứu một số cách triển khai đội hình cơ bản của các game thủ Củ Hành. Tuy nhiên, đó chỉ là những dạng đội hình cố định và ít khi biến hóa như 1-3-1, 2-1-2 hoặc tấn công tổng lực một cửa.

 

Những tay chơi chuyên nghiệp lại có cách bố trí đội hình khác hẳn, bấp bênh hơn nhưng cũng linh hoạt và gây bất ngờ hơn. Hãy cũng tìm hiểu một số đội hình xuất trận khá đặc biệt mà các game thủ pro thường hay sử dụng.

 

Đội hình 3-1-1 (hoặc 1-1-3)

 

Đội hình 03 tướng đường trên, 01 tướng đường giữa và 01 tướng đường dưới thường tạo cảm giác thiếu cân bằng hơn đội hình 1-3-1 thông thường. Cảm nhận ban đầu là đội hình 3-1-1 sẽ khó phân bố lại tướng cho đồng đều hơn. Tướng đường trên nếu phải lo nhiệm vụ tiếp ứng đường dưới thì sẽ xa gấp đôi so với cách bố trí đội hình 1-3-1.

 

Đội hình 3-1-1

 

Thực ra, nhiệm vụ của đường có đông tướng hơn vẫn là cố gắng dồn trụ 01 nhanh bằng các chiêu tấn công diện rộng, buộc đối phương phải dồn về bảo vệ. Có khác chăng là khi tướng đi lẻ đường giữa bị đánh hội đồng, cả 03 tướng đường trên có thể bỏ tuyến, dồn hết về hỗ trợ nhanh nhưng sau đó lại rút về giữ tuyến trên. Động thái này ít nhiều khiến đối phương không nắm rõ được phe ta chú trọng đánh cửa nào dẫn đến sai lầm trong việc bố trí lại đội hình.  

 

Vậy làm cách nào giải quyết được đoạn đường xa gấp đôi khi các tướng đường trên tiếp ứng đường dưới? Rất đơn giản, tướng đường giữa sẽ xuống tiếp ứng, một hoặc hai tướng đường trên sẽ lấp vào đường giữa và tiếp tục công việc đẩy trụ của đồng đội đã rời đi. Đội hình lập tức biến hóa thành 2-1-2 hoặc 1-2-2. Lúc này, những tướng đường trên vẫn thảnh thơi tiến công, đường giữa và dưới được tăng cường bù lại thời gian đầu bị dồn ép.

 

Điểm mạnh của đội hình này là tạo áp lực nhanh 01 đường, dễ tạo động thái dồn quân giả, đa số tướng đều có độ cơ động cao. Điểm yếu nằm ở đường dưới vì thường bị động, không thể bỏ đường để giúp đồng đội.

 

Đội hình 1-1-1 và 02 “kẻ lang thang”

 

Sở dĩ gọi như vậy vì sẽ có 02 tướng luôn di chuyển cơ động để phụ đồng đội tập kích tướng địch. Ban đầu, vẫn nên bố trí 02 tướng này ở chung một đường với 01 tướng nữa thành 3-1-1, 1-3-1 hoặc 1-1-3 để dồn trụ gây áp lực. Sau khi đã lên cấp độ đủ mạnh, 02 tướng này sẽ tập trung toàn lực vào việc giúp đồng đội ở cả 03 đường khi cần. Sự “phân công lao động” thích hợp cho 02 tướng cơ động này là mỗi người lo một đường biên, lâu lâu đảo đường giữ phụ đồng đội.

 

Đội hình 1-1-1, 02 kẻ lang thang

 

Với đặc điểm này, 02 tướng cơ động nên là dạng tướng áp chế, đội hình chỉ nên có 01 tướng chủ bài để ít tạo áp lực nặng nề cho các tướng luôn phải chạy lòng vòng chiến địa này. Phần đội hình cố định gồm 02 tướng tiên phong (tanker) và 01 tướng chủ bài (late) sẽ rất tuyệt vời để đẩy nhẹ nhàng. Khi tướng chủ bài cần đánh quái rừng để luyện cấp thêm, 01 tướng cơ động sẽ lấp chỗ với khả năng làm chủ tình thế còn vượt trội hơn người tiền nhiệm.

 

Điểm mạnh của đội hình này là linh hoạt, cân bằng giữa cơ động và cố định, dễ bổ khuyết cho cả 03 tuyến, các đợt tập kích mạnh và hiệu quả. Tuy nhiên sẽ rất bất lợi khi đội hình có nhiều tướng chủ bài.

 

Đội hình 2-1-1, 01 “kẻ lang thang”

 

Mấu chốt của đội hình này chính là “kẻ lang thang”. Tướng cơ động này (cũng nên là tướng áp chế) cần chọn tăng kinh nghiệm từ đầu để đạt hiệu quả kỹ năng cao nhất có thể. Chiến thuật thông thường của tướng này là phụ 02 tướng áp trụ trong nhiều nhất 03 đợt lính đầu, sau đó sẽ ưu tiên phụ đường nào bị dồn ép nhiều hơn.

 

Đội hình 2-1-1, 01 kẻ lang thang

 

Một cách khác, nếu bạn điều khiển một tướng có tổng sát thương ban đầu từ 300 trở lên, bạn nên “đi săn” tướng địch ngay từ đầu bằng chiêu đi rừng đánh úp. Điều này cần sự hợp tác ăn ý của đồng đội tuyến đó trong việc dụ địch về gần trụ nhà để bạn dễ dàng xông ra tấn công bất ngờ từ phía sau. Hãy ưu tiên chọn đường có 01 tướng đối phương để hạ gục dễ hơn, rồi cùng tướng đó áp trụ. Sau đó hãy phụ tướng đi lẻ còn lại hoặc tạo thế 03 tướng áp trụ nhanh tùy tình hình.

 

Nếu sử dụng khéo, bạn dễ dàng phá hủy 03 trụ đầu ở cả 03 tuyến. Đội hình bạn sẽ tiến lui hợp lý hơn, lính không dồn quá sâu vào lòng địch để tướng địch hạ dễ dàng. Lúc này, toàn đội có thể chuyển sang đánh tổng lực hoặc giao nhiệm vụ phá rối cho tướng cơ động (tức đội hình 4-1).   

 

Đội hình này có lợi thế là dung hòa được hai phong cách trên, tùy trường hợp mà chọn tạo áp lực nhanh hoặc cân bằng tốt 02 cửa. Tuy vậy, tướng cơ động của đội hình này phải là tướng áp chế mạnh, nếu không thì khó tạo áp lực nhanh như 3-1-1, hiệu quả tập kích không bằng 1-1-1+2.

 

Nguồn: RGN Facebook

Tweet

Bài viết liên quan

6 Comments,  Leave a Comment And Get RGN Social Points



  1. gravatar
     

    rat dep,hy vong game se rat hay!




  2. gravatar
     

    game này cũng chiến thuật ah,dc đó




  3. gravatar
     

    game đánh chán vãi học đòi dota





Hãy đăng nhập để comment hoặc dùng Facebook comment