Có một thực tế không thể chối cãi là webgame đang chiếm ưu thế vượt trội về mặt số lượng tại Việt Nam. Song hành với nó là một sự thực khác, webgame đang bị người chơi dè bỉu. Bất kể thuộc thể loại gì, nhà phát hành nào, webgame cứ xuất hiện thì ngay lập tức nhận được những lời miệt thị kiểu như “rác tàu, game nhảm, sẽ chết sớm thôi…” Nhưng có lẽ chúng ta sẽ phải nhìn nhận lại về webgame, về vai trò cũng như những oan uổng mà nó phải gánh chịu.
Webgame không đồng nghĩa với chất lượng thấp
Một trong những điều tiếng nặng nề mà webgame phải chịu chính là về chất lượng của nó. Điều này có nguyên nhân từ việc những webgame được mua về quá nhiều nhưng đa số đều na ná nhau và rất nhàm chán xuất xứ Trung Quốc. Chúng nhanh chóng được game thủ định cho cái tên “rác Tàu”. Nhưng là sai khi vơ đũa cả nắm rằng tất cả webgame đều là hàng kém chất lượng.
Những cái tên nổi tiếng thế giới như Chrono Tales, Akanerio Demon Hunter, Kings Road, Drakensang Online, Warriors Saga… có thể thỏa lòng nhiều game thủ khó tính. Hay như trong nước cũng đã và đang có một vài cái tên đáng chú ý như Bá Đao 3D, Thần Chiến, Cửu Long Tranh Bá bản Web. Nếu so sánh thì chúng có khi còn vượt hơn cả một vài game cài đặt trong nước nhưng thực tế thì khi ra mắt những game này cũng từng chịu không ác cảm từ người chơi.
Kẻ có công cứu vãn game online Việt
Phong cho webgame làm công thần của game online Việt cũng không phải là ngoa. Còn nhớ những ngày game online bị thắt chặt quản lý, những game đang có chao đao còn game mới thì chẳng có cách nào xin nổi giấy phép. Lúc này webgame như một liều thuốc kéo các nhà phát hành qua khỏi tình thế khó khăn còn game thủ thì tim được món giải trí nhẹ nhàng, mới lạ. Nếu không có webgame có lẽ nhiều nhà phát hành đã phải nói lời từ biệt, làng game Việt có lẽ đã rơi vào tình thế nguy khốn và game thủ tất nhiên cũng gánh chịu những hậu quả không mong muốn.
Lựa chọn của những nhà phát hành non trẻ
Mua game client dễ hiểu sẽ tốn kém hơn, chịu nhiều chi phí vận hành hơn còn thành công thì chưa bao giờ đảm bảo. Thực tế đã cho thấy cho dù người chơi ngán webgame đến tận cổ thì đưa ra một game cài đặt cũng hoàn toàn có khả năng không được chấp nhận. Có khi game cài đặt đến rồi “đi” cũng nhanh chẳng kém webgame.
Rủi ro lớn và trong vị thế một nhà phát hành non trẻ, quy mô nhỏ thì rủi ro từ việc đầu tư vào game client quá lớn trong khi webgame an toàn hơn mà vẫn được người chơi chấp nhận. Còn nếu hỏi vì sao quan tâm đến nhà phát hành nhỏ? Một thị trường có càng nhiều cạnh tranh thì càng có lợi cho khách hàng. Nếu như để một vài nhà phát hành lớn thống lĩnh hoàn toàn thị trường game online Việt thì họ sẽ mặc sức áp đặt giá, chất lượng. Một viễn cảnh mịt mờ.
Phù hợp với nhiều đối tượng người chơi
Đây là điểm cộng hiếm hoi được công nhận cho webgame, sự tiện lợi của nó có lẽ cũng là lợi thế duy nhất khi đứng trước sự so sánh với game cài đặt. Những game thủ nhận được nhiều nhất từ lợi điểm này là dân văn phòng, những người đi làm không đủ thời gian cho việc cày cuốc hay thường xuyên dung máy tính của công ty.
Những người này không phải là dân cày game, gắn bó với game nhưng họ hơn hẳn đối tượng học sinh, sinh viên bởi khả năng chi trả và sẵn sàng chi tiền cho game.Họ chi tiền thì tất yếu nhu cầu của họ được đáp ứng và nó là webgame.
Nguồn: RGN Facebook
Bài viết liên quan
Bạn muốn gia nhập đội ngũ phóng viên đầy năng động của RGN? Vui lòng chúng tôi thông tin chi tiết của bạn và bài viết mẫu. RGN sẽ trực tiếp liên lạc với bạn.
Để cập nhật những thông tin mới nhất:
- rapturegaming.net/vn
- www.facebook.com/rapturegaming
- www.twitch.tv/rapturevn
- www.youtube.com/rapturevn
- Những trải nghiệm đầu tiên với FIFA Online 3 Hàn Quốc (phần 2)
- Đón xem chung kêt OGN The Championships
- Giới thiệu về giày trong Chaos Online
- Những đấu sĩ đang bị tụt lại ở các giải đấu Liên Minh Huyền Thoại
- Rời bỏ Hàn Quốc, Fnatic mở Gaming House hoành tráng tại Serbia
- Video: Những pha súng hay tuần vừa qua
0 Comment, Leave a Comment And Get RGN Social Points