Tìm hiểu tướng đấu sĩ và đỡ đòn trong Liên Minh Huyền Thoại
1. Đấu sĩ
Đấu sĩ là những tướng có lượng giáp/kháng phép cao và có lượng máu tương đối nhiều để có thể trụ vững càng lâu càng tốt trên chiến trường, cũng như hứng chịu sát thương cho cả đội. Đa phần trong số họ đều là những tướng cận chiến bởi những tướng này có lượng giáp/kháng phép/máu khởi điểm lớn hơn so với những tướng đánh xa .
Yêu cầu cần thiết để trở thành một đấu sĩ hữu dụng là có khả năng tăng giáp, tạo khiên ( hay còn có thể gọi là lượng máu ảo ) hoặc hồi phục tốt, ví dụ như Garen “ Đan Trường “ với kĩ năng nội tại Bền Bỉ giúp hồi phục máu khi ra ngoài giao tranh hay “Bác Học Điên “ Singed với chiêu cuối tăng giáp, kháng phép, tốc độ hồi phục và tốc độ di chuyển. Ngoài ra, khả năng nhận thêm kháng phép mỗi khi lên cấp cũng là một yếu tố rất quan trọng cho họ bởi hầu hết các tướng trong Liên Minh Huyền Thoại chỉ được nhận thêm giáp khi tăng cấp ( Thresh là 1 trường hợp cá biệt nhất khi không nhận thêm giáp hay kháng phép khi tăng cấp ).
Không chỉ mạnh mẽ và lỳ lợm với khả năng phòng ngự của mình, các đấu sĩ còn có thể gây sát thương khá tốt, đôi khi còn có thể mạnh hơn cả các tướng chủ lực (carry) do vậy lối mua đồ của các chiến binh này cũng vô cùng đa dạng. Thay vì cách chơi truyền thống sử dụng combo At-mog ( giáp máu War’mog và truờng thương Atma ) phổ biến cho mùa hai, các đấu sĩ giờ đây có thể mua các trang bị tăng sát thương lớn như Huyết Kiếm, Gươm Của Vị Vua Vô Danh hay Búa Băng mà vẫn đảm bảo được sự cứng cáp của mình nhờ kết hợp ngọc bổ trợ và bảng bổ trợ hợp lí. Hoặc chúng ta cũng có thể thấy những đấu sĩ theo hướng sức mạnh phép thuật cực kì lì lợm như Singed hay Elise, các trang bị quen thuộc là Mặt Nạ Ma Ám hay Trượng Pha Lê Rylai - vừa tăng sát thương phép vừa tăng khả năng chịu đựng.
Tiêu biểu các đấu sĩ theo hướng sát thương vật lý : Garen, Darius, Irelia, Rekneton, Yorick, Nasus, Olaf ( có thể đi đường trên hoặc đi rừng )...hầu hết được đi solo đường trên, Trundle - Vua Quỉ Khổng Lồ là 1 “ hot- boy” mới nổi ở vị trí đi rừng ( hoặc có thể solo đường trên ) sau khi được remake ở phiên bản Freijord, Jarvan Đệ Tứ ( đấu sĩ thường được dùng đi rừng - một dạng đấu sĩ “ chuẩn “ trong LMHT )...
Tiêu biểu các đấu sĩ theo hướng sát thương phép thuật : Singed , Elise ( có thể đi giữa, đi rừng hoặc hỗ trợ nhưng độ lì lợm giảm hơn so với ở đường trên ), Z.A.C ( có thể đi đường trên hoặc đi rừng và độ trâu đều được đảm bảo )...
2. Tướng đỡ đòn
Như đã nói ở trên, một đấu sĩ đôi khi có thể gây sát thương nhiều hơn cả các tướng chủ lực, vậy đâu là lí do mà vị trí tướng chủ lực (ad carry) luôn xuất hiện trong mỗi game chứ không phải là hai đấu sĩ? Câu trả lời là Liên Minh Huyền Thoại đã được Riot Games cân bằng một cách tối đa, và định nghĩa "siêu nhân cân cả thế giới" không tồn tại trong tựa game này.
Mặc dù một Olaf hay Irelia với tỉ số 5/0 có thể vô cùng bá đạo và sẵn sàng lao vào bất cứ đối thủ nào nhưng ngoài đấu sĩ, trong Liên Minh Huyền Thoại còn tồn tại một thể loại vô cùng cứng cáp khó trị khác với cái tên gọi "đỡ đòn" (tanker), chính những vị tướng này sẽ là người cản bước tiến của đấu sĩ đối phương khi hắn quá mạnh. Họ sẽ thi đấu như kiểu một bức tường đứng chắn trước các chủ lực của mình để bảo vệ được chủ lực có thể “xả đạn” một cách an toàn.
Các tướng đỡ đòn cứng bậc nhất có thể kể đến Sejuani, Amumu hay Rammus bởi khả năng lật ngược tình thế của mình. Sejuani, Amumu với một chiêu cuối trúng nhiều đối phương hay Rammus với một cú Khiêu Khích chuẩn xác có thể làm rối loạn đội hình đối phương, giúp đồng đội thỏa sức tung hoành. Trong khi đó, đấu sĩ vẫn có thể "chịu đòn", nhưng khi quá tập trung vào gây sát thương, độ chịu đòn của họ sẽ không còn được bảo đảm.
Những tướng đỡ đòn thường dồn hết tiền kiếm được để gia tăng các chỉ số phòng thủ chứ hầu như không lên thêm sát thương như các đấu sĩ . Trong các trận đấu hiện nay thì các tướng đỡ đòn hầu như được đưa lên đường trên và cho đi rừng. Các tướng đỡ đòn tiêu biểu ở mùa ba : Amumu ( đi rừng ), Malphite ( đi rừng, đi giữa, đường trên - với 2 vị trí sau thì sự trâu bò của Malphite sẽ giảm đi tương đối vì phải cân đối giữa sát thương và sức chịu đựng ), Sejuani ( đi rừng ), Shen ( đường trên, đi rừng - đi rừng sẽ có tốc độ farm không cao ), Volibear ( đi rừng ), Nautiluss ( đi rừng, đôi khi có thể đem ra hỗ trợ) ...
Một số trường hợp ngoại lệ cho các tướng đỡ đòn có thể dùng để hỗ trợ là Allistar hay Taric vì khả năng chịu đựng bẩm sinh của những vị tướng này đều là tương đối tốt.
3. Trang bị cho đấu sĩ / đỡ đòn
Các trang bị phòng ngự cơ bản cho các Đấu sĩ/Đỡ đòn đường trên: Áo Choàng Lửa, Giáp Máu War’mog, Khiên Băng Randuin ( dùng để đối phó với đối thủ nhiều sát thương vật lí ) hay Giáp Tâm Linh ( dùng để đối phó với đối thủ nhiều sát thương phép thuật ).
Với các Đấu sĩ, trang bị gây sát thương cơ bản của họ thường là : Kiếm Răng Cưa, Búa Băng, Gươm Của Vị Vua Vô Danh ( dành cho các đấu sĩ gây sát thương vật lí ) hay Mặt Nạ Ma Ám, Gậy Đầu Lâu, Trượng Pha Lê Rylai ( dành cho các đấu sĩ gây sát thương phép thuật )...
Các trang bị phòng ngự cơ bản cho các tướng đỡ đòn đi rừng : Linh Hồn Khổng Lồ Đá, Lá Chắn Quân Đoàn/Lá Chắn Cổ Ngữ, Dây Chuyền Iron Solari...do vị trí đi rừng không có nhiều tiền như các tướng đường trên nên họ sẽ dồn nhiều vào việc tăng khả năng phòng ngự, đồng thời có các trang bị hỗ trợ cho đồng đội khi giao tranh.
Nguồn: Rapture Gaming Network
- Gamer mong gì ở FIFA Online 3 và Garena
- Phân tích sức mạnh của trang bị Linh Hồn Khủng Long
- Bản update của Dota 2 sáng 1-6
- Trào lưu mới: Đến quán rượu và theo dõi giải Dota2
- Dreamz.Dota chia tay với 2 thành viên trong đội hình: Owey và JULZ ra đi
- maxAki rời khỏi Lemondogs. NiP giành chức vô địch RaidCall EMS One Cup #3
0 Comment, Leave a Comment And Get RGN Social Points