btn login btn register
   
Follow @RaptureGaming
0




 

Phần 2 : Cuộc chiến phần mềm quản lý phòng máy


Theo Đã Con Mắt on 2013-04-04
LIKE nếu bạn thích bài viết này

Internet chính thức có mặt tại Việt Nam từ cuối năm 1997 và chính thức bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2001 khi người dùng biết đến game trực tuyến. Vào thời điểm đó phần lớn các phòng máy (Game Center) tại Việt Nam còn đang sử dụng cách tính tiền thủ công và trung bình mỗi phòng máy phải thuê từ 1 tới 2 nhân viên để quản lý thì sự xuất hiện của phần mềm quản lý phòng máy EasyCafe của TinaSoft đã hỗ trợ phần nào cho việc tính tiền cũng như quản lý máy trạm. Nhưng muốn sử dụng phần mềm này, người chủ phòng net phải mua bản quyền với giá khá cao. 

 

 

Nắm bắt được nhu cầu thị trường, một số phần mềm quản lý phòng máy của các công ty trong nước đã ra đời như CSM của VNG, iCafe của VTC online, Netcafe của 24h...sau này là OneNet, S2 Game của FPT Online và Gcafe của Garena Việt Nam. Các phần mềm này đều cho sử dụng miễn phí ngoại trừ GCafe. Tuy nhiên CSM và GCafe lại là hai phần mềm quản lý phòng máy được sử dụng rộng rãi và chiếm thị phần cao.

 

Nhìn chung các phần mềm quản lý phòng máy hiện có trên thị trường đều có những chức năng cơ bản như tính tiền sử dụng net/dịch vụ ăn uống, quản lý hội viên/khách vãng lai và nhân viên quản lý, khống chế website, cho phép mở/đóng băng ổ cứng máy trạm từ máy chủ. Tuy nhiên chỉ có 3 phần mềm CSM, GCafe, S2Game là cho phép chủ phòng máy cài đặt và nâng cấp game cùng lúc từ nhiều máy trạm.

 

 

CSM - Sức mạnh tiềm ẩn

Trong suốt 7 năm qua, chất lượng phần mềm CSM luôn được được cải tiến và nâng cấp liên tục và cùng với lòng nhiệt huyết của đội ngũ phát triển thị trường chuyên nghiệp của VNG không ngại mưa nắng, ăn bờ ngủ bụi, đổ mồ hôi, sẵn sàng thức khuya, dậy sớm để tư vấn cách sử dụng, cài đặt và hỗ trợ chủ phòng máy chu đáo khi khách hàng có nhu cầu cài đặt hoặc sử dụng phát sinh lỗi. Nhờ vậy số lượng phòng máy sử dụng phần mềm CSM đã phát triển với cấp số nhân qua từng năm. Từ khoảng 100 phòng máy năm 2005, tới năm 2011 thì CSM đã được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc chiếm khoảng 85% số lượng phòng máy cả nước, tương đương 500.000 máy trạm.

 

Mặc dù phát hành miễn phí nhưng lợi ích khai thác từ việc sử dụng phầm mềm CSM mang lại rất to lớn. Thông qua phần mềm CSM, công ty VNG dễ dàng triển khai quảng bá hình ảnh các sản phẩm của mình trên màn hình máy trạm, triển khai cài đặt các sản phẩm game lên các máy trạm cũng như thu thập các thông tin về lượng game thủ chơi game tại khu vực, phân loại đối tượng, độ tuổi, sở thích chơi game…Điều này giúp cho công ty VNG tiết kiệm được khá nhiều chi phi trong khâu quảng cáo, thu nhập thông tin, khuyến khích game thủ chơi game của VNG tại phòng máy sử dụng phần mềm CSM vì được hỗ trợ code khủng. Chi phí cho những việc này nếu như không có sự hỗ trợ của phần mềm quản lý phòng máy thì các công ty khác không thể cạnh tranh được. 

 

 

GCafe - hậu sinh khả uý

Sự phát triển mạnh mẽ thị phần sử dụng cũng như lợi ích của CSM mang lại đã làm cho các công ty khác không ngồi yên nhìn VNG độc chiếm thị trường này. Nhưng sự đầu tư không đúng mức, cách triển khai hời hợt của các công ty khác (VTC Online, 24h), đã không mang lại bất cứ uy hiếp nào cho CSM, ngoại trừ phần mềm GCafe của Garena Việt Nam và OneNet/S2 Game của FPT Online là những sản phẩm có đầu tư nhân sự để phát triển chất lượng sản phẩm cũng như xây dựng đội ngũ hỗ trợ cài đặt, xử lý sự cố, chăm sóc khách hàng, phát triển thị trường.

 

Năm 2011, đánh dấu sự ra mắt phần mềm quản lý phòng máy GCafe. Tuy là phần mềm thu phí, nhưng mức phí chỉ tượng trưng (khoảng 7000đ/PC) nhưng GCafe lại nổi bật nhất trong tất cả các phần mềm quản lý phòng máy khác về tính ổn định, tính năng ưu việt cập nhật game online tự động xuyên băng (khóa ổ cứng nhưng vẫn cài game được) và đội ngũ nhân viên phát triển thị trường chăm sóc khách hàng nhanh chóng, chuyên nghiệp. Bên cạnh đó GCafe có thề cài đặt chung và tương thích với phần mềm CSM,  đảm bảo cho việc kinh doanh của phòng game được ổn định và chủ phòng máy không cần thức khuya để mở từng máy update game như các phần mềm khác và các pop up quảng cáo xuất hiện khi sử dụng phần mềm CSM ngày càng nhiều làm cho người dùng khó chịu. Chính vì vậy GCafe được khá nhiều chủ phòng máy trên cả nước ủng hộ, theo thống kê năm cuối năm 2012 có khoảng 10000 phòng máy cài đặt, tương đương 200.000 máy trạm.

 

Cuộc chơi tay ba

Và năm 2012 đánh dấu sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường phần mềm quản lý phòng máy của 3 công ty VNG, Garena và FPT Online. Hàng loạt chiêu trò được các đội ngũ phát triển thị trường áp dụng triệt để để tăng thị phần. Có trường hợp đội phát triển thị trường cài người vào VNG và Garena làm cộng tác viên đi cài đặt phần mềm CSM Click/GCafe tiện thể cài đặt phần mềm của mình vào, sau đó ẩn chương trình đó đi và báo cáo về công ty để lấy doanh số. Nhưng cách làm đó làm cho máy tính khởi động, xử lý rất chậm, hay xảy ra lỗi, mất đi tính ổn định và điều quan trọng nhất là đánh mất niềm tin của khách hàng.

 

Có trường hợp, nhân viên công ty kết hợp với cơ quan chức năng địa phương gởi công văn khuyến cáo các chủ phòng máy lưu ý vấn đề sử dụng phần mềm có bản quyền. Các công văn này thường chỉ nhắc nhở chung chung, nhưng luôn đề cập đến “phần mềm đạt chuẩn”, sau đó do các nhân viên công ty sẽ cùng cán bộ các sở đi kiểm tra thường kỳ khiến các chủ phòng máy lo ngại và gần như lập tức gỡ bỏ phần mềm đang sử dụng để cài đặt phần mêm đạt chuẩn kia vào. Bên cạnh đó hàng loạt hình thức khuyến mãi cho chủ phòng máy để họ chấp nhận sử dụng phần mềm như tặng áo thun, áo mưa, các vật phẩm POSM, quay số nhận Iphone, khuyến mãi chiết khấu khi mua thẻ cào…

 

Và cho dù sử dụng bất cứ hình thức cạnh tranh nào, quan trọng nhất vẫn là chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi mới quyết định sự thành bại lâu dài trong cuộc chiến này.

 

Tag :

Nguồn: Rapture Gaming Network

Tweet

0 Comment,  Leave a Comment And Get RGN Social Points




    Hãy đăng nhập để comment hoặc dùng Facebook comment