PR Game – Đồng tiền che hết thị phi

LIKE nếu bạn thích bài viết này

Một ngôi sao giải trí muốn được nổi tiếng, thì đầu tiên phải chăm chút cho chất lượng của chính mình bằng việc xây dựng hình ảnh của một tài năng thực thụ. Tiếp theo đó là phải liên lạc cùng báo chí, xây dựng hình ảnh của mình để báo chí yêu mến và dành cho những lời tốt đẹp. Đó là quá trình phấn đấu nhiều năm, có khi là hàng chục năm. Nhưng ở làng game, điều đó dễ dàng hơn nhiều.

Để có 1 bài báo “tán dương” sản phẩm của mình, thay vì phải mời các báo game trải nghiệm và đưa ra nhận xét, nhà phát hành chỉ cần đơn giản là trả tiền đưa bài PR. Các báo game phần lớn đều có tiêu chí nhận bài PR, và với một chi phí hợp lý, nhà phát hành có thể đưa bài do đích thân họ viết lên thẳng trang chủ của các báo game. dĩ nhiên chả có nhà phát hành nào lại đi nói xấu đứa con tinh thần của mình, thậm chí còn nói hơi quá mức thực tế. Tùy các mức giá khác nhau, các bài báo lăng xê có thể xuất hiện ngay trang chủ một cách ngang nhiên, và độc giả lầm tưởng những lời “nhận xét” có cánh ấy là của tờ báo, hoặc của cộng đồng, dành cho game. Nguyên tắc đơn giản là chỉ cần thanh toán đúng mức giá cần thiết, thì báo cũng chả quan tâm ai là người đăng tin ấy, có là chính thống hay không. Ấy thế nên mới có chuyện một server private, với hàng tá lỗi, vẫn đường đường chính chính xuất hiện trên một báo game nổi tiếng. Rốt cuộc báo game bỗng chốc trở thành nơi để quảng bá cho các sản phẩm ngay trong bài viết của mình, thay vì là tiếng nói của gamer, của cộng đồng.

Loạn quảng cáo, loạn PR.

Chìm trong sự hỗn loạn

Những tưởng quy định quản lý phát hành game sẽ chỉnh đốn được làng game Việt, nhưng cái lợi nhuận quá lớn của việc làm game, nhiều nhà phát hành đã tìm mọi cách để lách luật. Những game không giấy phép, vốn đang chiếm đại đa số trong làng game hiện tại, chính là những tên tuổi hoàn toàn có thể sống “vô pháp luật” nhất. Vô số chiêu núp bóng, mạo danh,… đã xuất hiện trong làng game Việt. Không có ai quản lý, các game hoàn toàn tự do để đội lốt nhau bằng việc tự tiện đặt tên game, khiến cho gamer chìm trong ma trận vàng thau lẫn lộn. Kể cả một nhà phát hành lớn như VNG vẫn còn bị cướp mất thương hiệu webgame của mình, và đành ngậm ngùi chọn cái tên Võ Lâm Chi Mộng. Hay gần đây nhất là sự xuất hiện của một clip quảng bá game bôi nhọ hình ảnh các anh hùng trong Kim Dung truyện một cách kệch cỡm và xấu xí cho một sản phẩm game, tất cả tạo nên một sự hỗn loạn thật sự.

PR có tương xứng chất lượng game?

Thay vì đưa ra những thông tin để gamer hiểu rõ hơn, giúp gamer vạch mặt những trò lừa đảo đội lốt, nhiều trang tin game đã dửng dưng trước tâm sự của gamer, vì đơn giản những bài viết vạch mặt những chiêu trò gian dối của nhà phát hành sẽ khiến họ mất những hợp đồng kinh tế béo bở, và doanh số sụt giảm. Thay gì là tiếng nói của gamer, nhiều báo game đã hùa theo những người làm PR bẩn, góp phần khiến làng game Việt trở thành một bãi chiến trường đặc  quánh mùi kim tiền mà thiếu đi cái tâm vì làng game. Cả những tờ báo, cả những người làm PR, đang không định hướng gamer mà trái lại đang lừa gamer.

Bên cạnh đó, những trò “câu” game thủ bằng ảnh mát mẻ, những trò PR thô tục, không hề thiếu tại làng game Việt. Những hình ảnh ít vải của các “nữ đại sứ” xuất hiện nhan nhản để câu càng nhiều người xem càng tốt. Hay mới đây nhất tin tức một ngôi sao phim cấp 3 sẽ đến Việt Nam quảng bá game online cũng đã được sử dụng đến. Quả thật, làng game Việt ngập tràn trong các chiêu trò câu kéo, không cần quan tâm đến giá trị và hình thức, miễn sao là hiệu quả.

Khi mà bộ phận pr game đang liên tục tung chiêu trò lừa dối gamer, và đồng tiền đang che mắt những người lẽ ra phải là tai mắt của gamer, làng game Việt đang chứng kiến những ngày tháng u ám với vô vàn chiêu trò lừa đảo nhau, trong khi chất lượng game không hề cải thiện. Liệu gamer còn tin được gì trong một mớ bòng bong như thế?

Nguồn: RGN Facebook

Similar Posts