Võ Lâm Truyền Kỳ 3D và câu chuyện thu phí

Võ Lâm Truyền Kỳ 3D và câu chuyện thu phí

LIKE nếu bạn thích bài viết này

Theo tâm lý chung, gamer hy vọng đây sẽ là một game miễn phí giờ chơi, vì “rẻ được đồng nào hay đồng nấy”. Trong môi trường như làng game Việt, căng mắt mãi chúng ta mới tìm được một hai tựa game thu phí như Võ Lâm Truyền Kỳ I, ngoài ra thì tất cả đều theo dạng miễn phí giờ chơi. Đó gần như là một nét văn hóa đặc thù đối với gamer, vì ý niệm tiết kiệm tiền giờ chơi sẽ khiến gamer không ngại ngần gì thử nghiệm với tâm lý vô thưởng vô phạt, do thực tế thì họ cũng chả mất gì.

Dĩ nhiên tâm lý ấy chính là nguyên nhân của nhiều game chóng nở sớm tàn. Lý do vì gamer không có sự ràng buộc cần thiết với trò chơi, nên họ sẵn sàng bỏ sang trò chơi khác ngay. Vì thế, vòng đời của game tại Việt Nam là rất ngắn, thậm chí nhiều game còn chưa kịp tổ chức sinh nhật đầu tiên của mình thì đã phải ra thông báo đóng cửa. Âu cũng là vấn đề chung của làng game. Mặt khác, việc tạo tài khoản mới và chơi nhiều tài khoản không mất tiền khiến một gamer có thể đầu tư hàng chục tài khoản để cày kéo, phát sinh ra những vấn đề phức tạp hơn và thậm chí nằm ngoài tầm quản lý của nhà phát hành. Dẫu vậy, gamer Việt đã quá quen với chuyện chơi miễn phí giờ chơi, nên tâm lý chung cũng sẽ là miễn phí là tốt.

Đối với cộng đồng “Hardcore”, việc thu phí game lại được ủng hộ. Theo những gamer gạo cội thì thu phí giờ chơi giúp game thủ có “trách nhiệm” hơn với tài khoản của mình, và do đó sự gắn bó với tựa game sẽ được kéo dài ra. Thêm vào đó, đối với những tựa game thu phí thì thường cash-shop rất ít vật phẩm mạnh để bán, vì thế gamer cảm thấy có một sự “công bằng” nhất định do người chơi chỉ phải trả một khoản tiền thuê bao tháng như nhau thay vì trả tiền để mua vật phẩm trong cash shop. Dĩ nhiên quan điểm này cũng chỉ mang tính ước lượng, vì ngay cả thu phí giờ chơi, nhà phát hành vẫn có thể bán vật phẩm trong cửa hàng trong các đợt sự kiện để tối đa hóa lợi nhuận. Rõ ràng thì nhà phát hành có trăm ngàn cách để đi đến ví tiền người dùng, nên tư tưởng “thu phí giờ chơi là không cash shop” có vẻ không hợp lý cho lắm.

Một luồng ý kiến khác là cho phép gamer chọn giữa hai hình thức. Đây là mô hình mà Võ Lâm Truyền Kỳ đang vận dụng khá thành công với hai cụm máy chủ thu phí và không thu phí riêng biệt, với những thay đổi nội dung trò chơi để có thể thích ứng với cơ chế mới. Nhưng điểm yếu mà giải pháp này đem lại chính là chia nhỏ cộng đồng ra thành hai mảng khác nhau. Tuy cùng là một tựa game, nhưng giữa dòng game thu phí và không thu phí ắt có sự chênh lệch về kết cấu trò chơi, và như vậy thì việc game thủ của máy chủ thu phí và không thu phí ngồi “đàm đạo” với nhau ắt sẽ có nhiều khác biệt.

Suy cho cùng, VNG đang đứng trước nhiều phương án để phục vụ bài toán kinh tế của mình. Lựa chọn nào của họ cũng sẽ đem lại sự đồng thuận và phản đối, nên đây là nước cờ VNG cần phải chiêm nghiệm kỹ lưỡng.

Nguồn: RGN Facebook

Similar Posts